Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

Những câu nhất định phải hỏi người yêu trước khi quyết định cưới

[suc khoe doi song]Đây là những câu mà bạn nhất định phải hỏi người yêu trước khi kết hôn, tưởng chừng đơn giản mà cần thiết vô cùng!





Khi yêu và khi kết hôn là hai giai đoạn hoàn toàn khác nhau. Cả hai bạn cần nói chuyện, đưa ra quan điểm và thống nhất với nhau từ trước để tránh những xung đột đáng tiếc về sau.

Cho dù vì ngại ngùng, thiếu quan tâm hay mong muốn duy trì sự bí ẩn lãng mạn, nhiều đôi không hỏi nhau những câu khó - điều giúp họ xây dựng nền tảng cho cuộc hôn nhẫn bền vững.

Những mong đợi như trong phim hài lãng mạn thường khó để duy trì cuộc sống gia đình êm ấm. Thực sự, có nhiều câu các đôi cần hỏi nhau ngay từ lúc mới hẹn hò để xem mình có phù hợp với nhau không. Nhưng thực tế là hầu hết các cặp lại lảng tránh.

"Nếu bạn không giải quyết một vấn đề trước khi kết hôn, bạn sẽ phải đối mặt với nó khi đã thành vợ thành chồng", Robert Scuka, giám đốc điều hành của Viện hỗ trợ các mối quan hệ quốc gia của Mỹ cho biết. Thật khó để giữ bí mật mãi mãi và sự dè dặt trước đám cưới có thể dẫn đến những thất vọng về sau.

Việc hỏi nhau những câu hỏi này cũng sẽ giúp các bạn có thể dễ dàng thỏa hiệp những lợi ích cá nhân để cùng nhau "hài hòa" khi về chung dưới một mái nhà.

Nợ của anh có là nợ của em? Em có sẵn sàng hỗ trợ trả cùng anh?

Việc biết rõ người yêu mình cảm thấy thế nào về khả năng độc lập tài chính hay liệu anh/cô ấy có mong đợi bạn riêng rẽ về tài chính không khá quan trọng, theo luật sư chuyên tư vấn về ly hôn, Frederick Hertz. Tiết lộ các khoản nợ là điều rất quan trọng. Tương tự, nếu thu nhập của hai người chênh lệch, nên tạo một ngân sách chung dựa trên sự cân đối giữa hai khoản thu nhập. Nhiều cặp thất bại khi thảo luận về việc chia sẻ tài chính, mặc dầu điều này vô cùng cần thiết.

Anh/em sẽ sẵn sàng chi tiền nhất cho một chiếc xe, một chiếc trường kỷ hay một đôi giày?

Các đôi nên chắc chắn là cả hai đều là người thận trọng hoặc táo bạo về tài chính. Khi hỏi câu này, bạn sẽ biết được sự quan tâm và "độ liều" của nửa kia trong việc đầu tư cũng như chi tiêu ngân sách.

Anh có chấp nhận "khoảng trời riêng" của em?

Bước vào hôn nhân, nhiều người hy vọng vừa giữ được quyền tự quản trong một số phạm vi cuộc sống vừa xây dựng sự gắn bó với vợ/chồng mình. Điều này có nghĩa là họ không muốn chia sẻ các sở thích của bản thân hay bạn bè riêng và nó có thể dẫn tới các căng thẳng và cảm giác bị từ chối nếu hai người không bàn bạc với nhau. Các đôi cũng có mong đợi khác nhau về những điều mang tính "riêng tư" và cũng cần được trò chuyện. Đừng ngại hỏi "nửa kia" xem khi nào anh/cô ấy cần được ở một mình nhất.

Trong gia đình em/anh, khi có bất đồng, mọi người sẽ bình tĩnh thảo luận, đóng cửa im lặng hay ném bát đĩa?

Sự thành công của một mối quan hệ là dựa trên cách xử lý với những khác biệt, theo Peter Pearson, người sáng lập Viện nghiên cứu các mối quan hệ đôi lứa tại Mỹ. Vì tất cả chúng ta đều được định hình bởi gia đình mình, câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu liệu "nửa kia" có bắt chước cách giải quyết xung đột từ bố mẹ anh ấy hay tránh cách đó.

Hai người có thích bố mẹ nhau không?

Miễn là bạn và "nửa kia" có sự gắn bó, việc không hòa hợp với bố mẹ chồng/vợ có thể xử lý được, tiến sĩ tâm lý Scuka cho biết. Nhưng nếu một trong hai người không sẵn sàng giải quyết vấn đề này, nó có thể là điềm báo không tốt lành cho mối quan hệ.

Sex quan trọng với anh/em thế nào?

Các đôi thời nay mong đợi vợ/chồng mình sẽ duy trì tình dục nóng bỏng, điều mà trước đây không hề có, theo tiến sĩ Eisenberg. Trong một mối quan hệ lành mạnh, cả hai cần phải chia sẻ với nhau về nhu cầu, khao khát của mình cũng như "nửa kia". Nếu hai người có những mong đợi khác nhau về trải nghiệm sex, một số trao đổi là cần thiết để đảm bảo cả hai đều duy trì được thỏa mãn.


Những câu hỏi khác

1. Chúng ta dự định có em bé ngay không? Nếu có thì lên kế hoạch ăn uống, nghỉ ngơi và người chăm sóc bé sau sinh như thế nào?

2. Kế hoạch tài chính của chúng ta như thế nào? Nghĩa vụ tài chính của mỗi bên ra sao? Chúng ta sẽ giữ tài chính và tiêu tiền, tiết kiệm như thế nào?

3. Phần công việc nhà sẽ được giải quyết như thế nào? Ai sẽ là người quản lý các công việc vặt và sự giúp đỡ của mỗi bên với bên còn lại ra sao?

4. Cả hai chúng ta cùng đi khám sức khỏe cả (tâm thần và thể chất) trước khi kết hôn nhé?

5. Chúng ta có thể thoải mái và cởi mở nói chuyện về nhu cầu tình dục, sở thích và những lo lắng trước khi kết hôn không?

6. Chúng ta có cần thật sự lắng nghe lẫn nhau, xem xét ý kiến của người còn lại và đưa ra những lời khuyên khi cần không?

7. Anh (em) đã hiểu rõ về những thói quen, sở thích của em (anh) chưa? Về vấn đề nuôi dạy con cái chúng ta cần thống nhất như thế nào?

8. Chúng ta sẽ đối xử với bố mẹ hai bên như thế nào? Bố mẹ hai bên có được can thiệp vào mối quan hệ của chúng ta không và ở mức độ nào?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét